Bộ câu hỏi “Tiền khéo tiền khôn” năm 2022

Thứ ba - 10/05/2022 23:33 3.725 0
Ngày 09 tháng 5 năm 2022, Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Bộ câu hỏi “Tiền khéo tiền khôn” năm 2022. Theo đó, Bộ câu hỏi trắc nghiệm gồm các câu hỏi và đáp án trả lời (đáp án trả lời câu hỏi đã được in đậm và gạch chân) về: (1) Thanh toán (về thẻ, về internet, về mobile banking, về mobile money; lưu ý và cảnh báo). (2) Tín dung, bao gồm: Tín dụng chính sách và tín dụng thông thường. (3) Tiết kiệm.
Trang thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đăng toàn bộ nội dung Bộ câu hỏi “Tiền khéo tiền khôn” năm 2022 để tổ chức, người dân nghiên cứu, nắm bắt những nội dung cơ bản về thanh toán, tín dụng và tiết kiệm:
1. VỀ THANH TOÁN
1.1. Về thẻ
Câu 1: Thẻ ghi nợ được liên kết trực tiếp với... của bạn
A. Tài khoản thanh toán
B. căn cước công dân
C. địa chỉ email
D. hộ khẩu 
Câu 2: Lợi ích khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán là gì?
A. được chi tiêu nếu chứng minh được mục đích sử dụng vốn vay
B. được chi tiêu nếu chứng minh phương án trả nợ
C. được chi tiêu trước, trả tiền sau và được miễn lãi trong thời hạn cho phép của ngân hàng 
D. được chi tiêu và miễn lãi hoàn toàn 
Câu 3: Trường hợp phải rút tiền tại ATM, bạn nên dùng thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng để tiết kiệm chi phí?
A. Cả 2 loại đều như nhau
B. Thẻ tín dụng
C. Thẻ ghi nợ
D. Thực hiện theo quy định của ngân hàng nhà nước 
Câu 4: Thanh toán tiền viện phí bằng thẻ ATM (thẻ ghi nợ), bạn sẽ phải trả thêm các loại phí nào?
A. Phí chuyển tiền
B. Phí duy trì tài khoản
C. Không mất phí
D. Phí rút tiền 
Câu 5: Thẻ tín dụng nội địa có ưu điểm gì?
A. Trả trước và thanh toán sau chi phí mua hàng trên các trang thương mại điện tử trong nước
B. Thanh toán hàng hóa dịch vụ trên trang thương mại quốc tế
C. Thanh toán hàng hóa dịch vụ trong nước
D. Cả A và C 
Câu 6: Thẻ tín dụng được sử dụng để làm gì?
A. Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ và nạp, rút tiền mặt
B. Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ và chuyển khoản
C. Rút tiền mặt và chuyển khoản
D. Chuyển khoản vào thẻ ghi nợ 
Câu 7: Nếu muốn làm lại thẻ ngân hàng, bạn có phải mất phí không?
A. Miễn phí hoàn toàn
B. Miễn phí tại một số ngân hàng
C. Chỉ miễn phí trong trường hợp bạn mất thẻ
D. Chỉ miễn phí trong trường hợp phát hành thẻ mới thay thế thẻ sắp hết hạn 
Câu 8: Thẻ ghi nợ cho phép bạn thực hiện giao dịch:
A. Trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của bạn
B. Trong hạn mức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định 
C. Trong hạn mức do tổ chức phát hành thẻ cấp
D. Chi tiêu trước, trả tiền sau 
Câu 9: Khi thanh toán tại POS ở nước ngoài bằng thẻ tín dụng quốc tế, bạn có thể phải trả:
A. Phí giao dịch tại máy POS; Phí mua sắm
B. Phí chuyển đổi ngoại tệ
C. Phí chuyển đổi ngoại tệ; Phí mua sắm
D. Phí giao dịch máy POS; Phí chuyển đổi ngoại tệ; Phí mua sắm 
Câu 10: Chọn câu đúng nhất về thẻ tín dụng:
A. Cho phép bạn chi tiêu trước, trả tiền sau trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo quy định
B. Không thể dùng để thanh toán trực tuyến
C. Không thể rút tiền được tại máy ATM
D. Hạn mức chi tiêu không phụ thuộc vào thỏa thuận ban đầu của bạn với ngân hàng 
Câu 11: Thẻ ghi nợ nội địa (ATM) có thể được sử dụng để làm gì?
A. Gửi, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ
B. Chỉ thanh toán trên nền tảng Internet, rút tiền mặt
C. Các dịch vụ khác do tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ cung ứng
D. A và C 
Câu 12: Thẻ tín dụng quốc tế có thể dùng để thanh toán mua hàng hóa tại đâu?
A. Chỉ trong nước
B. Chỉ ở nước ngoài
C. Cả trong nước và nước ngoài
D. Chỉ trên website thương mại điện tử 
Câu 13: Khi thanh toán bằng thẻ ngân hàng tại các máy chấp nhận thẻ (POS), bạn sẽ:
A. Phải trả phí cho đơn vị cung cấp máy chấp nhận thẻ
B. Không phải trả tiền hàng hóa nhiều hơn so với thanh toán bằng tiền mặt
C. Phải trả phí cho đơn vị bán hàng hóa
D. A và C 
Câu 14: Bạn có được dùng thẻ ghi nợ chi tiêu quá số tiền trong tài khoản không?
A. Được nếu thẻ ghi nợ của bạn được ngân hàng cấp hạn mức thấu chi
B. Được
C. Không được
D. Tùy theo nhu cầu của bạn 
Câu 15: Thẻ tín dụng cho phép bạn...
A. Thực hiện giao dịch trong hạn mức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định
B. Chuyển khoản vào thẻ ghi nợ
C. Chi tiêu trước, trả tiền sau trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp theo quy định
D. Tất cả các đáp án trên 
Câu 16: Bạn có thể sử dụng thẻ ghi nợ nội địa đề:
A. Thanh toán cho các sản phẩm và dịch vụ trong nước
B. Rút tiền mặt, chuyển khoản
C. Thanh toán học phí cho tất cả các trường học trong nước và nước ngoài 
D. A và B 
Câu 17: Khi sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài, bạn phải thanh toán cho tổ chức phát hành thẻ bằng: 
A. Chỉ bằng VND
B. Chỉ ngoại tệ mà bạn dùng để thanh toán
C. Cả VND và ngoại tệ mà bạn dùng để thanh toán
D. Chỉ bằng USD 
Câu 18: Phụ huynh có thể mua hàng hóa ở nước ngoài cho con đang du học qua:
A. Thẻ ghi nợ nội địa (ATM)
B. Thẻ tín dụng quốc tếThẻ ghi nợ quốc tế
C. Internet Banking/ Mobile Banking
D. B và C 
Câu 19: Thẻ tín dụng nội địa được dùng để: 
A. Thanh toán tại các trang bán hàng trực tuyến trong nước
B. Rút tiền mặt tại máy ATM ở trong nước và nước ngoài
C. Thanh toán qua máy chấp nhận thẻ POS của các đơn vị phát hành trong nước
D. A và C 
Câu 20: Khi sử dụng thẻ để thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ (POS), bạn cần lưu ý:
A. Số tiền trong hoá đơn khớp với số tiền được thanh toán
B. Đảm bảo việc quẹt thẻ thanh toán được thực hiện trong tầm mắt của mình
C. Cung cấp mật khẩu để thực hiện giao dịch
D. A và B 
Câu 21: Bạn nên bảo mật mã PIN của thẻ ghi nợ (thẻ ATM) bằng cách:
A. Chỉ nên thông báo cho duy nhất một người thân
B. Không nên chia sẻ cho bất kỳ ai
C. Nên đặt bằng số điện thoại hoặc ngày/tháng/năm sinh
D. Nên viết lên bề mặt thẻ để tránh quên 
Câu 22: Nếu bạn thanh toán toàn bộ số dư trên sao kê thẻ tín dụng đúng hạn, ngân hàng sē: 
A. Miễn lãi cho toàn bộ số tiền trong kỳ sao kê đó
B. Thu lãi theo thỏa thuận
C. Chỉ thu phí sao kê
D. Thu lãi theo thỏa thuận và tính phí sao kê 
Câu 23: Khi dùng thẻ tín dụng để mua hàng hóa, dịch vụ bằng cách vay trả góp hàng tháng, bạn phải:
A. Trả một phần tiền gốc và lãi hàng tháng
B. Miễn lãi 45 – 55 ngày
C. Trả một phần tiền gốc và không phải trả lãi
D. Trả một phần tiền gốc và lãi suất theo mức không kỳ hạn 
Câu 24: Số dư trong tài khoản thẻ ghi nợ (ATM):
A. Được trả lãi theo lãi suất kỳ hạn 1 tháng
B. Được trả lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn 
C. Không được trả lãi
D. Phải trả thêm phí cho ngân hàng 
1.2. Về internet banking
Câu 1: Bà An thanh toán tiền điện qua internet banking thì...
A. Không mất phí
B. Mất phí tùy từng ngân hàng
C. Mất 1% phí 
Câu 2: Khi thanh toán hóa đơn tiền nước qua Internet Banking, bạn sẽ:
A. Phải trả phí giao dịch cho ngân hàng
B. Phải trả phí cho đơn vị cung cấp nước
C. Được miễn phí giao dịch
D. A và B 
Câu 3: Bạn có thể chuyển tiền trên Internet Banking và Mobile Banking:
A. 24/7
B. Giờ hành chính
C. Các ngày trong tuần trừ ngày nghỉ
D. 24/7 trừ ngày lễ, ngày nghỉ 
Câu 4: Bạn có thể dùng Intenet Banking để:
A. Thanh toán mua hàng hoá trong nước
B. Mua bán hàng hoá trên sàn thương mại quốc tế
C. Thanh toán hàng hoá ở trong nước và nước ngoài
D. Thanh toán mua hàng tại nước ngoài 
Câu 5: Bạn không thể sử dụng Internet Banking để chuyển tiền 24/7 tới đâu?
A. Tài khoản cùng ngân hàng
B. Tài khoản mở tại chi nhánh ngân hàng thương mại Việt Nam tại nước ngoài
C. Tài khoản mở tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
D. Tài khoản mở tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam 
Câu 6: Có thể thực hiện thanh toán tiền điện, tiền nước, học phí, viện phí qua...
A. Chỉ Mobile Money
B. Chỉ Mobile Banking
C. Internet Banking và Mobile Banking
D. Phương án A và B 
Câu 7: Khi thực hiện chuyển tiền nhanh 24/7 (với các giao dịch có giá trị từ 2 triệu đồng trở xuống): 
A. Đa số các ngân hàng miễn phí
B. Luôn mất phí
C. Miễn phí vào dịp Lễ, Tết
D. Miễn phí nếu khách hàng gặp khó khăn 
Câu 8: Khi thanh toán mua vé máy bay qua Internet Banking, bạn sẽ: 
A. Được miễn phí
B. Phải trả phí cho hãng hàng không
C. Phải trả phí giao dịch cho ngân hàng 
D. B và C 
Câu 9: Dịch vụ Internet Banking có thể sử dụng trên thiết bị nào?
A. Máy tính và thiết bị điện tử thông minh kết nối Internet
B. Chỉ điện thoại nào có kết nối Internet
C. Chỉ máy tính bảng có kết nối Internet
D. Tất cả các phương án trên 
Câu 10: Khi bị khóa tài khoản Internet Banking, bạn cần: 
A. Liên hệ với công an khu vực
B. Liên hệ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
C. Đến quầy giao dịch của ngân hàng mở tài khoản
D. Liên hệ với Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) 
Câu 11: Bạn thường được miễn phí khi thanh toán dịch vụ công qua:
A. Chỉ ứng dụng Mobile Banking
B. Chỉ dịch vụ Internet Banking
C. Chỉ Ví điện tử
D. Ứng dụng Mobile Banking, dịch vụ Internet Banking 
Câu 12: Bạn có thể thanh toán tiền điện thoại trả trước và trả sau qua Internet banking với mức phí:
A. Thường được miễn phí
B. 2% tổng hóa đơn
C. Tối thiểu 3.000đ/giao dịch
D. 11.000đ/tháng 
Câu 13: Bạn có thể thay đổi hạn mức chuyển tiền qua Internet Banking bao nhiêu lần mỗi ngày? 
A. Một
B. Nhiều tùy theo quy định của ngân hàng
C. Hai
D. Ba 
Câu 14: Phải trả phí bao nhiêu cho dịch vụ trích nợ tự động từ tài khoản thanh toán để trả tiền điện mỗi tháng? 
A. Thường được miễn phí
B. 11.000đ mỗi tháng
C. Chỉ 1% giá trị trên hóa đơn
D. Mức phí do từng ngân hàng quy định 
1.3. Về mobile banking
Câu 1: Điều kiện đăng ký dịch vụ Mobile Banking là:
A. Có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, điện thoại thông minh kết nối internet
B. Giấy tờ chứng minh thu nhập
C. Số tiền tối thiểu trong tài khoản là 2 triệu đồng
D. Cả 3 phương án trên 
Câu 2: Bạn có thể dùng ứng dụng Mobile Banking để:
A. Chuyển khoản, thanh toán hoá đơn điện, nước, mua vé tàu xe, vé máy bay 
B. Mua bán ngoại tệ
C. Thanh toán mua hàng trên các trang thương mại điện tử trong nước và quốc tế D. Tất cả các phương án trên 
Câu 3: Khi sử dụng Mobile Banking, bạn nên:
A. Đặt mật khẩu không trùng với các thông tin dễ đoán
B. Cung cấp mã OTP cho nhân viên ngân hàng khi được yêu cầu
C. Đặt mật khẩu giống số điện thoại hoặc ngày sinh cho khỏi quên
D. A và B 
Câu 4: Khi bị khóa tài khoản trên ứng dụng Mobile Banking, bạn cần tới đâu để mở khóa tài khoản (yêu cầu cấp lại tài khoản)? 
A. Công ty Cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam
B. Sở giao dịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
C. Chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng mở tài khoản
D. Công an phường nơi cư trú 
Câu 5: Khi thanh toán bằng mã VietQR, bạn cần làm gì(Trường quay)
A. Quét mã VietQR và nhập số tài khoản của người nhận, số tiền cần chuyển
B. Quét mã VietQR và nhập số tài khoản của người nhận, tên chủ tài khoản
C. Quét mã VietQR và nhập số tài khoản của người nhận
D. Chỉ cần quét mã VietQR của người nhận, có thể nhập hoặc không nhập số tiền 
Câu 6: Thông thường, khi thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, internet... qua Mobile Banking, bạn sẽ:
A. Phải trả phí giao dịch cho ngân hàng
B. Được miễn phí
C. Phải trả phí theo quy định riêng của bên cung cấp dịch vụ
D. A và C 
Câu 7: Bạn có thể chuyển tiền, thanh toán bằng mã VietQR cho:
A. Tài khoản mở tại các ngân hàng Việt Nam ở trong và ngoài nước
B. Tài khoản mở tại các ngân hàng thành viên ở Việt Nam
C. Tài khoản mở tại ngân hàng Việt Nam ở nước ngoài
D. Cả 3 phương án trên 
Câu 8: Bạn có thể theo dõi biến động số dư tài khoản miễn phí qua:
A. Dịch vụ Internet Banking của ngân hàng mở tài khoản:
B. Ứng dụng Mobile Banking của ngân hàng mở tài khoản
C. Dịch vụ SMS Banking
D. A và B 
Câu 9: Khi thanh toán hóa đơn bằng quét mã QR, bạn sẽ:
A. Thường được miễn phí
B. Được miễn phí 3 hóa đơn/tháng
C. Phải trả phí 1% trên tổng số tiền
D. Được miễn phí nếu có chương trình khuyến mại 
Câu 10: Loại tiền tệ có thể được dùng để giao dịch trên Mobile Banking là:
A. VND và USD 
B. VND, USD và EUR
C. VND và EUR
D. Chỉ VND 
Câu 11: Thông thường, hai lớp bảo mật để thanh toán trên Mobile banking là gì?
A. Mật khẩu đăng nhập mobile banking và mã OTP/mã xác thực giao dịch
B. Tên và mật khẩu đăng nhập mobile banking
C. Tên đăng nhập mobile banking và mã OTP
D. Mật khẩu thiết bị di động và mã OTP 
1.4. Về mobile money
Câu 1: Bạn sử dụng Mobile Money để làm gì?
A. chuyển tiền, thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp tại Việt Nam
B. chuyển tiền đến thuê bao khác nhà mạng
C. có thể thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới
D. Tất cả các phương án trên 
Câu 2: Muốn sử dụng dịch vụ Mobile - Money, bạn cần:
A. Bắt buộc có điện thoại thông minh kết nối Internet
B. Bắt buộc phải có tài khoản ngân hàng
C. Chỉ cần có điện thoại đăng ký thuê bao theo quy định
D. Phải có điện thoại đăng ký thuê bao theo quy định và tài khoản ngân hàng 
Câu 3: Tài khoản Mobile Money có thể sử để:
A. Trả hoá đơn tiền điện, nước, học phí
B. Chuyển tiền, thanh toán hàng hoá, dịch vụ trong nước
C. Mua hàng hoá trên các trang thương mại điện tử trong và ngoài nước
D. A và B 
Câu 4: Tiền trong tài khoản Mobile Money gắn với SIM phải ... với tài khoản viễn thông
A. Tách biệt
B. gắn liền
C. giống
D. khác 
Câu 5: Một trong những điểm khác biệt giữa dịch vụ Mobile Money và ví điện tử là dịch vụ Mobile Money không yêu cầu khách hàng phải có ...
A. Tài khoản ngân hàng
B. sổ tiết kiệm
C. căn cước công dân
D. sổ hộ khẩu 
Câu 6: Nếu không có điện thoại thông minh, bạn có thể đăng ký dịch vụ Mobile Money bằng cách:
A. Đến các điểm kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông thực hiện thí điểm dịch vụ;
B. Thông qua cú pháp tin nhắn của doanh nghiệp viễn thông thực hiện thí điểm dịch vụ và làm theo hướng dẫn; 
C. Tại các nhà hàng, siêu thị có chấp nhận thanh toán bằng Mobile Money
D. A hoặc B đều đúng 
Câu 7: Chủ tài khoản Mobile Money có thể chuyển tiền tới:
A. Tài khoản Mobile money và Ví điện tử do chính doanh nghiệp thực hiện thí điểm cung cấp
B. Tài khoản thanh toán tại ngân hàng của chủ tài khoản Mobile Money
C. Tài khoản Mobile Money của các nhà mạng khác nhau; tài khoản ngân hàng
D. A và B 
1.5. Lưu ý, cảnh báo 
Câu 1: Khi bà Chi nhận được tin nhắn từ nhà mạng có kèm đường link và yêu cầu cung cấp mật khẩu tài khoản ngân hàng và mã OTP, bà Chi nền:
A. Luôn click vào khi nhận được đường link để kiểm tra tài khoản.
B. Click vào đường link và cung cấp thông tin cá nhân theo yêu cầu.
C. Click vào đường link và có thể cung cấp mật khẩu, mã OTP khi cần.
D. Tuyệt đối không được cung cấp mật khẩu hoặc thông tin cá nhân 
Câu 2: Bạn nên làm gì để đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật khi sử dụng Internet Banking?
A. Thay đổi mã khóa bí mật tài khoản truy cập tối thiểu 1 năm 1 lần hoặc khi bị lộ, nghi lộ
B. Dùng máy tính công cộng để truy cập, thực hiện giao dịch Internet Banking
C. Lưu lại tên đăng nhập và mã khóa bí mật trên các trình duyệt web
D. Cả 3 phương án trên 
Câu 3: Không truy cập và thực hiện giao... trên các website là nhận được qua điện thoại, tin nhắn, email.
A. Dịch
B. tiếp
C. lưu 
Câu 4: Anh Trung có mở 3 tài khoản tại 3 ngân hàng nhưng chỉ sử dụng nhiều 1 tài khoản, còn 2 tài khoản ít sử dụng, Anh trung được một người bạn đề nghị cho thuê lại tài khoản ít dùng để tiện cho công việc và thanh toán của bạn với mức 1.000.000đ/1 tài khoản trong 3 tháng. Anh Trung nên làm gì? 
A. Cho thuê tài khoản để tăng thu nhập
B. Không được cho thuê
C. Cho thuê mức dưới 1.000.000đ 
Câu 5: Khi có người xung là công an gọi điện yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã OTP xác nhận tài khoản ngân hàng, bạn sẽ?
A. Hợp tác cung cấp thông tin
B. Không cung cấp mật khẩu và mã OTP
C. Chỉ cung cấp mã OTP, không cung cấp mật khẩu,
D. Chỉ cung cấp mật khẩu, không cung cấp mã OTP 
Câu 6: Cửa hàng chị Xuân có máy thanh toán thẻ POS, anh Bình muốn mượn máy để khách thanh toán ở cửa hàng mình. Việc này được quy định như thế nào?
A. Được cho mượn 1 lần
B. Được cho mượn không giới hạn số lần
C. Không được cho mượn quá 1 tháng
D. Tuyệt đối không được cho mượn 
Câu 7: Không nên lưu tự động thông tin nào của ngân hàng điện tử trên máy tính và trình duyệt web?
A. thông tin đăng nhập
B. số tài khoản
C. mã số 
Câu 8: Khi sử dụng Internet Banking bạn phải thông báo ngay với ngân hàng trong trường hợp nào?
A. Luôn thông báo cho ngân hàng về mọi giao dịch
B. Chỉ khi mất, thất lạc, hư hỏng điện thoại
C. Chỉ khi bị tin tặc hoặc nghi ngờ bị tin tặc tấn công
D. Phát hiện giao dịch bất thường, mất, thất lạc điện thoại cá nhân hoặc nghi ngờ bị lừa đảo 
Câu 9: Người thực hiện hành vi nào sau đây sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu 
A. Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn ví điện tử nếu thỏa thuận được giá
B. Mua bán thông tin ví điện tử nếu bên bán và bên mua thống nhất với nhau
C. Lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin thẻ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
D. Lấy cắp hoặc thông đồng lấy cắp thông tin ví điện tử 
Câu 10: Khi có yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng của bạn, bạn:
A. Hợp tác cung cấp và mã OTP
B. Không cung cấp thông tin, mã OTP, không bấm vào đường link lạ
C. Không cung cấp mã OTP mà chỉ cung cấp mật khẩu
D. Chỉ cung cấp mã OTP nhưng không cung cấp mật khẩu 
Câu 11: Khi mất điện thoại có cài đặt ứng dụng Mobile Banking, bạn cần phải làm gì để đảm bảo an toàn cho tài khoản?
A. Báo ngay cho công an nơi gần nhất hoặc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
B. Thông báo cho ngân hàng cung cấp dịch vụ Mobile Banking để hủy/khóa dịch vụ
C. Cài lại ứng dụng Mobile Banking bằng số điện thoại mới
D. Báo cho bất kỳ ngân hàng nào để khóa dịch vụ 
Câu 12: Khi nào bạn nên thay đổi mật khẩu truy cập vào Internet Banking/Mobile Banking? 
A. Mỗi khi thực hiện giao dịch
B. Nên thay đổi định kỳ hàng quý/tháng hoặc khi nghi ngờ bị lộ/lọt mật khẩu
C. Mỗi khi chuyển số tiền lớn
D. Mỗi khi nhận một số tiền lớn 
Câu 13: Nếu nhân viên ngân hàng thông báo bạn trúng thưởng và đề nghị cung cấp mật khẩu tài khoản, mã OTP, bạn sẽ?
A. Không cung cấp mật khẩu nhưng cung cấp mã OTP
B. Không cung cấp mật khẩu và mã OTP
C. Sẽ cung cấp vì đó là nhân viên ngân hàng
D. Cung cấp mật khẩu nhưng không cung cấp mã OTP 
Câu 14: Khi dùng dịch vụ trích nợ tự động, nếu số tiền bị trừ trên tài khoản lớn hơn số tiền ghi trên hóa đơn thì bạn phải:
A. Liên hệ với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn để trình bày sự việc
B. Liên hệ với ngân hàng mở tài khoản đề nghị kiểm tra lại giao dịch
C. Liên hệ trụ sở công an gần nhất
D. Liên hệ với bất kỳ ngân hàng nào 
Câu 15: Khi bạn nhận thông báo tài khoản bị khóa, yêu cầu mở lại bằng cách bấm vào đường link và cung cấp mã OTP thì:
A. Không bấm vào đường link, không cung cấp mã OTP
B. Cung cấp mã OTP nếu thấy tin cậy
C. Bấm vào đường link và chỉ cung cấp thông tin cá nhân
D. Chỉ cung cấp mã OTP sau khi kiểm tra kỹ thông tin 
Câu 16: Sau khi được cung cấp thông tin đăng nhập Mobile Banking, bạn nên:
A. Thay đổi ngay mật khẩu và chỉ cho người thân biết
B. Thay đổi ngay mật khẩu và không tiết lộ cho bất kỳ ai
C. Giữ nguyên mật khẩu của ngân hàng cung cấp
D. Giữ nguyên mật khẩu của ngân hàng cung cấp và không tiết lộ cho bất kỳ ai 
Câu 17: Dịch vụ ngân hàng nào thường bị thu phí?
A.Thanh toán tiền điện qua tài khoản ngân hàng
B, Thanh toán tiền nước qua tài khoản ngân hàng
C. Thanh toán học phí, viện phí qua tài khoản ngân hàng
D. Dịch vụ SMS Banking 
Câu 18: Khi sử dụng dịch vụ Mobile Banking, bạn tuyệt đối không cung cấp cho bất kì ai:
A. Số điện thoại
B. Mã OTP
C. Số tài khoản
D. Số thẻ căn cước công dân 
Câu 19: Bạn cần làm gì để bảo mật thông tin trên thẻ tín dụng?
A. Bắt buộc phải đăng kí dịch vụ SMS Banking
B. Đưa người thân giữ hộ thẻ cho an toàn
C. Không cho người khác chụp ảnh mặt trước và mặt sau của thẻ.
D. Tất cả các phương án trên. 
Câu 20: Nếu xảy ra sai sót khi sử dụng mobile banking, bạn cần liên hệ tới đâu để tra soát?
A. Các điểm giao dịch của ngân hàng bất kỳ
B. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
C. Đường dây nóng hoặc đến các điểm giao dịch của ngân hàng cung ứng dịch vụ
D. Công an nơi gần nhất 
Câu 21: Khi phát hiện số tiền thanh toán trên Mobile Banking không đúng với số tiền trên hóa đơn, bạn cần:
A. Liên hệ ngân hàng bạn sử dụng dịch vụ Mobile Banking
B. Liên hệ với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ
C. Không cần làm gì vì ngân hàng và đơn vị bán hàng tự đối soát và chủ động hoàn trả
D. A&B 
Câu 22: Bạn chỉ phải đóng 1 lần/năm loại phí nào sau đây?
A. Phí SMS/Mobile banking
B. Phi thường niên của các loại thẻ
C. Phí trả chậm hạn thanh toán dự nợ
D. Phí quản lý tài khoản 
Câu 23: Trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, bạn có thể thanh toán trực tuyến qua: 
A. Tài khoản ngân hàng, ví điện tử
B. Cổng thanh toán NAPAS
C. Mã thẻ cào điện thoại
D. A và B 
2. VỀ TÍN DỤNG
2.1. Tín dụng chính sách 
Câu 1: Ông Thu có thể đến đâu để thực hiện thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ; miễn, giảm lãi, phí khi doanh thu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19?
A. Ngân hàng Thương mại, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
B. Ngân hàng Phát triển Việt Nam
C. Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
D. Tất cả các phương án trên 
Câu 2: Theo chính sách hỗ trợ của ngành Ngân hàng, khách hàng cá nhân có thu nhập ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và đang có dư nợ tại ngân hàng thì ...
A. Được xoá nợ .
B. Không được vay mới
C. Có thể được xem xét vay mới
D. Chuyển sang nhóm nợ xấu 
Câu 3: Muốn vay vốn theo chương trình hỗ trợ tín dụng do ảnh hưởng Covid-19, khách hàng cá nhân cần có hồ sơ chứng minh điều gì?
A. Chỉ cần chứng minh chưa vay vốn trước khi xảy ra dịch
B. Chỉ cần chứng minh thu nhập bị sụt giảm do ảnh hưởng Covid-19
C. Chỉ cần chứng minh có khả năng trả nợ
D. Có khả năng trả nợ và mục đích vay vốn đúng quy định pháp luật 
Câu 4. Anh Hiếu vay tiền để kinh doanh, đến hạn trả nợ cuối tháng 7 nhưng bị ảnh hưởng thu nhập do dịch Covid-19, Anh được tổ chức tín dụng xem xét, hỗ trợ ...
A. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ tối đa 12 tháng kể từ ngày đến hạn
B. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ tối đa 24 tháng kể từ ngày đến hạn
C. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ tối đa 36 tháng kể từ ngày đến hạn 
Câu 5. Ngành ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ tín dụng cho những đối tượng nào bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19?
A. Chỉ cá nhân
B. Chỉ doanh nghiệp
C. Cả cá nhân và doanh nghiệp
D. Chỉ khách hàng vay tín dụng chính sách 
Câu 6. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng vay do bị ảnh hưởng dịch Covid-19 được hiểu là:
A. Được xóa một phần nợ và cơ cấu lại thời hạn trả nợ
B. Xóa nợ gốc và cơ cấu lãi vay
C. Tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ
D. Không phải trả nợ nữa 
Câu 7. Ngân hàng Chính sách xã hội có đối tượng cho vay là....
A. Hộ nghèo, cận nghèo, người nghèo, học sinh, sinh viên
B. Dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao
C. Dự án phát triển đường cao tốc
D. Cả 3 đáp án trên 
Câu 8. Nếu có nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội, bạn có thể thông qua tổ chức chính trị - xã hội nào? 
A. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
B. Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
C. Hội Cựu chiến binh
D. Tất cả các đáp án trên 
Câu 9. Hộ nghèo được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội vào mục đích:
A. Sửa chữa nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch
B. Phục vụ sản xuất kinh doanh như mua sắm vật tư, thiết bị; giống cây trồng, vật nuôi...
C. Chỉ để thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh
D. A và B 
Câu 10. Ngân hàng Chính sách xã hội cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay tối đa 2,5 triệu đồng/tháng dựa trên:
A. Số tháng thực tế sinh viên phải theo học tại trường; Mức thu học phí của từng tháng
B. Tài sản thế chấp của sinh viên
C. Chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn ở, đi lại
D. A và C 
Câu 11. Chọn câu trả lời chưa chính xác: Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay:
A. Hộ nghèo
B. Hộ cận nghèo
C. Học sinh, sinh viên, phụ nữ nghèo
D. Chủ yếu doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để giúp thoát nghèo 
Câu 12. Phụ nữ có thu nhập thấp khi tham gia TYM có nhu cầu vay vốn dưới 50 triệu đồng thì: 
A. Không cần tài sản thế chấp
B. Phải có tài sản thế chấp
C. Phải có sự bảo lãnh của chính quyền địa phương
D. Phải có sự bảo lãnh của Hội phụ nữ tại địa bàn 
Câu 13. Nếu thu nhập của bạn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngân hàng có thể:
A. Miễn giảm lãi, phí
B. Giữ nguyên nhóm nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ 
C. Chỉ cơ cấu lại thời hạn trả nợ
D. A và B 
Câu 14. Nếu không thể trả nợ đúng hạn do doanh thu, thu nhập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bạn sẽ được tổ chức tín dụng xem xét:
A. Chỉ được cơ cấu thời hạn trả nợ
B. Chỉ được giảm lãi suất đối với dư nợ hiện hữu
C. Chỉ giảm lãi suất cho khoản vay mới
D. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn giảm lãi, phí và được xem xét cho vay mới 
2.2. Tín dụng thông thường
Câu 1. Với lý do nào, bạn sẽ không được vay gói vay tiêu dùng tại các công ty tài chính?
A. Phục vụ nhu cầu học tập, khám chữa bệnh
B. Sửa chữa nhà ở và mua bất động sản
C. Phục vụ nhu cầu văn hóa, du lịch, thể dục thể thao
D. Mua sắm thiết bị trong gia đình 
Câu 2. Bạn có thể vay tiêu dùng tại:
A. Các ngân hàng thương mại, công ty tài chính
B. Các ngân hàng, công ty tài chính, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
C. Các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
D. Tất cả các phương án trên 
Câu 3. Khi vay vốn để mua xe ô tô, bạn:
A. Chỉ được thế chấp bằng chính chiếc xe bạn mua
B. Bắt buộc có tài sản bảo đảm hợp pháp
C. Chỉ được thế thấp bằng bất động sản hoặc sổ tiết kiệm
D. Có thể thế chấp bằng bất động sản/ bằng chính xe bạn mua/ cầm cố giấy tờ có giá/ hoặc được tổ chức tín dụng chấp thuận vay không có tài sản bảo đảm 
Câu 4. Phương thức trả nợ vay mua ô tô là gì?
A. Bắt buộc trả gốc và lãi định kỳ (Tháng, quý, năm)
B. Chỉ được trả gốc và lãi một lần vào cuối kỳ
C. Trả gốc và lãi bất cứ lúc nào mà không mất phí phạt
D. Trả gốc và lãi định kỳ hoặc trả một lần vào cuối kỳ theo thỏa thuận vay vốn 
Câu 5. Những thông tin nào liên quan đến bạn có thể được lưu tại báo cáo thông tin tín dụng khách hàng vay của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)?
A. Lịch sử nợ xấu trong 05 năm gần nhất
B. Dịch vụ nhắc nợ tự động
C. Các khoản vay hiện có; tài sản đảm bảo khoản vay
D. A và C 
Câu 6. Cổng thông tin kết nối khách hàng vay của CIC còn giúp bạn:
A. Nhắc thời hạn trả nợ ngân hàng
B. Tìm kiếm, đăng ký gói vay; kết nối với Tổ chức tín dụng
C. Kết nối với Tổ chức tín dụng; định giá tài sản bảo đảm
D. Kết nối với Tổ chức tín dụng; tự xóa thông tin nợ xấu 
Câu 7. Khi vay vốn ngân hàng đi du học, bạn được vay bằng loại tiền tệ nào? 
A. Được vay bằng bất kỳ loại ngoại tệ nào
B. Chỉ được vay bằng VND
C. Chỉ được vay bằng USD
D. Được vay bằng cả ngoại tệ và VND 
Câu 8. Nếu bạn vay tiền ngân hàng và bị ảnh hưởng thu nhập bởi dịch Covid-19, bạn sẽ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với khoản vay có kì hạn thế nào? 
A. Chỉ ngắn và trung hạn
B. Chỉ ngắn và dài hạn
C. Chỉ trung và dài hạn
D. Khoản vay với bất kỳ thời hạn nào 
Câu 9. Khi vay mua trả góp tại các công ty tài chính, bạn:
A. Không cần thế chấp tài sản
B. Không cần thế chấp tài sản nếu làm ở cơ quan nhà nước
C. Không cần thế chấp nếu có nhà
D. Không cần thế chấp nếu có xe ô tô hoặc xe máy 
Câu 10. Đâu là dấu hiệu nhận biết tín dụng đen?
A. Lãi suất cao gấp nhiều lần mức pháp luật quy định
B. Yêu cầu bắt buộc phải có bảng lương
C. Thu hồi nợ có thể gắn với hành vi vi phạm pháp luật
D. A và C 
Câu 11. Lĩnh vực nào không thuộc đối tượng vay vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chính sách của Chính phủ? 
A. Sản xuất công nghiệp, thương mại
B. Sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp
C. Sản xuất giống trong trồng trọt
D. Kinh doanh bất động sản 
Câu 12. Trong quá trình thu hồi nợ, công ty tài chính không được:
A. Cảnh cáo, đe dọa khách hàng
B. Gọi điện nhắc nợ khách hàng không quá 5 lần/ ngày
C. Gọi điện nhắc nợ khách hàng từ 7h-21h trong ngày
D. Tất cả các phương án trên 
Câu 13. Công ty tài chính cung cấp cho khách hàng vay tiêu dùng:
A. Khung lãi suất cho vay, các loại phí, phương thức tính lãi
B. Báo cáo tài chính, khung lãi suất cho vay, tổng số tiền lãi
C. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, khung lãi suất cho vay
D. Tất cả các đáp án trên 
Câu 14. Bạn có thể bảo đảm cho khoản vay du học bằng biện pháp nào:
A. Thế chấp tài sản, tín chấp
B. Cầm cố tài sản
C. Chỉ cầm cố hoặc thế chấp tài sản
D. A và B 
Câu 15. Bạn có thể đến đâu để vay du học? 
A. Các ngân hàng thương mại
B. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
C. Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài.
D. Tất cả các phương án trên 
Câu 16. Khi vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng, bạn có thể bảo đảm cho khoản vay bằng cách nào?
A. Tín chấp, đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh
B. Chỉ đặt cọc, ký quỹ
C. Chỉ bảo lãnh, tín chấp
D. Chỉ ký quỹ, bảo lãnh 
Câu 17. Các tổ chức nào sau đây cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn?
A. Chỉ Ngân hàng Chính sách xã hội
B. Chỉ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
C. Chỉ Ngân hàng Phát triển Việt Nam 
D. Tất cả các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định 
Câu 18. Bạn có thể dùng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản bảo đảm để vay vốn ngân hàng như thế nào?
A. Chỉ có thể vay tại ngân hàng nhận khoản tiền gửi tiết kiệm đó
B. Chỉ để vay tại ngân hàng khác
C. Được sử dụng để làm tài sản bảo đảm theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật
D. Không thể sử dụng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản bảo đảm để vay vốn tại ngân hàng 
Câu 19. Khi dùng thẻ tín dụng để mua hàng hóa, dịch vụ bằng cách vay trả góp hàng tháng, bạn phải:
A. Trả một phần tiền gốc và lãi hàng tháng
B. Miễn lãi 45 – 55 ngày
C, Trả một phần tiền gốc và không phải trả lãi
D. Trả một phần tiền gốc và lãi suất theo mức không kỳ hạn 
Câu 20. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể vay vốn ngân hàng khi đáp ứng các điều kiện: 
A. Chỉ cần có phương án sử dụng vốn khả thi.
B. Chỉ cần có khả năng tài chính để trả nợ
C. Chỉ cần có mục đích sử dụng vốn hợp pháp và phương án sử dụng khả thi
D. Mục đích sử dụng vốn hợp pháp, phương án sử dụng vốn khả thi, có khả năng tài chínđể trả nợ 
3. VỀ TIẾT KIỆM
Câu 1: Ai có thể rút tiền gửi tiết kiệm?
A. Chỉ người gửi tiền gửi tiết kiệm.
B. Người gửi tiền gửi kiệm hoặc người đại diện, người được ủy quyền hợp lệ.
C. Người thân có giấy rút tiền với chữ ký sẵn của người gửi tiền.
D. Phương án B và C 
Câu 2: Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền khi chưa đủ 14 tuổi là...
A. Thẻ học sinh 
B. Thẻ bảo hiểm y tế
C. Giấy khai sinh
D. Sổ hộ khẩu 
Câu 3: Bạn không thể tới đâu để gửi tiết kiệm?
A. Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng Chính sách Xã hội
B. Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô
C. Ngân hàng hợp tác xã và chi nhánh ngân hàng nước ngoài
D. Công ty tài chính và Văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài 
Câu 4: Theo quy định, sổ tiết kiệm....
A. Chỉ có thể do một người đứng tên chủ sở hữu
B. Chỉ có thể do một hoặc tối đa hai người đứng tên đồng sở hữu
C. Chỉ có thể do một hoặc hai người là vợ/chồng/bố/mẹ/con ruột đứng tên đồng chủ sở hữu
D. Có thể do một hoặc nhiều người cùng đứng tên đồng sở hữu 
Câu 5: Số tiền thấp nhất mà bạn có thể gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tài chính vi mô là:
A. 5.000 đồng
B. 10.000 đồng
C. 500.000 đồng
D. 1.000.000 đồng 
Câu 6: Bạn có thể dùng khoản tiền gửi tiết kiệm để....
A. Làm tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng
B. Làm căn cứ để được mua ngoại tệ
C. Làm căn cứ để được chuyển tiền đi nước ngoài
D. Phương án A và B 
Câu 7: Hiện nay, bạn có thể gửi tiết kiệm bằng loại đồng tiền nào?
A. Chỉ VND
B. Chỉ VND, USD, EURO
C. VND, ngoại tệ
D. Chỉ VND và USD 
Câu 8: Thông thường, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm:
A. Kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao
B. Kỳ hạn càng ngắn lãi suất càng cao
C. Kỳ hạn càng dài lãi suất càng thấp
D. Không có chênh lệch lãi suất giữa các kỳ hạn, 
Câu 9: Theo quy định, tổ chức tín dụng cung cấp biện pháp tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm:
A. Nếu khách hàng đề nghị
B. Khi cơ quan chức năng yêu cầu
C. Không phải cung cấp bất kỳ biện pháp nào
D. Phải cung cấp 1 biện pháp 
Câu 10: Khi quét mã QR code trên sổ tiết kiệm, bạn có thể xem được thông tin nào sau đây? 
A. Tiền gửi tiết kiệm, ngày đáo hạn 
B. Kết quả hoạt động ngân hàng
C. Các điểm giao dịch của ngân hàng
D. Phí gửi tiết kiệm 
Câu 11: Khi bạn muốn rút tiền gửi tiết kiệm chung thì cần phải làm gì?
A. Chỉ cần một trong những người gửi tiền gửi tiết kiệm chung thực hiện thủ tục rút tiền
B. Chỉ cần người có tỷ lệ số tiền góp lớn nhất thực hiện rút tiền
C. Chỉ cần đa số người gửi tiền gửi tiết kiệm chung thực hiện thủ tục rút tiền
D. Tất cả người gửi tiền gửi tiết kiệm chung phải làm thủ tục rút tiền 
Câu 12: Khi khoản tiền gửi tiết kiệm chưa đến hạn, bạn
A. Không thể rút trước hạn
B. Có thể dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay
C. Không thể dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay
D. Chỉ được rút nếu kỳ hạn dưới 1 năm 
Câu 13: Khi tiền gửi tiết kiệm đến hạn, nếu bạn không có yêu cầu hay thỏa thuận khác, ngân hàng sẽ:
A. Kéo dài thêm một thời hạn mới theo quy định của ngân hàng
B. Không trả lãi số tiền gửi tiết kiệm đó cho kỳ hạn mới
C. Tự động tất toán về tài khoản
D. Tự động chuyển toàn bộ tiền gốc và lãi về thẻ ATM 
Câu 14: Bạn có thể dùng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản bảo đảm để vay vốn ngân hàng như thế nào?
A. Chỉ có thể vay tại ngân hàng nhận khoản tiền gửi tiết kiệm đó
B. Chỉ để vay tại ngân hàng khác
C. Được sử dụng để làm tài sản bảo đảm theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật
 D. Không thể sử dụng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản bảo đảm để vay vốn tại ngân hàng 
Câu 15: Bạn nên làm gì khi gửi tiết kiệm?
A. Chỉ nên gửi tiết kiệm tại điểm giao dịch hợp pháp của ngân hàng
B. Giao tiền ngoài điểm giao dịch của ngân hàng cho nhân viên ngân hàng để gửi tiết kiệm nếu khách hàng có nhu cầu 
C. Ký sẵn tờ khai của ngân hàng để dùng dần
D. Ký sẵn tờ khai hợp pháp của ngân hàng để dùng dần 
Câu 16: Khi gửi tiền tiết kiệm, bạn cần tuyệt đối tránh làm việc gì?
A. Trực tiếp đến ngân hàng để thực hiện giao dịch
B. Tin tưởng ký sẵn các chứng từ chưa có nội dung
C. Thường xuyên kiểm tra số dư trong sổ tiết kiệm
D. Tất cả các phương án trên Hãy chọn phương án đúng? 
Câu 17: Chọn đáp án đúng nhất khi gửi tiền tiết kiệm
A. Tin tưởng người khác nên nhờ gủi hộ
B. Ký sẵn vào giấy tờ hợp pháp ngân hàng
C. Gửi tiền tại địa điểm giao dịch, phương thức hợp pháp của ngân hàng
D. Cho người khác mượn sổ tiết kiệm khi cần và ký sẵn giấy tờ hợp pháp ngân hàng 
Câu 18: Nếu nhân viên ngân hàng đề nghị gửi tiền tiết kiệm hộ, bạn nên:
A. Đồng ý và ký sẵn vào các giấy tờ do nhân viên ngân hàng đưa
B. Đồng ý nếu nhân viên ngân hàng viết giấy cam kết
C. Chỉ đồng ý nếu giao dịch trongiờ hành chính
D. Không đồng ý nhờ nhân viên ngân hàng gửi tiền tiết kiệm hộ 
Câu 19: Muốn gửi tiết kiệm online, bạn cần:
A. Có điện thoại thông minh và thẻ ATM
B. Có điện thoại thông minh và thẻ tín dụng
C. Có thiết bị di động có kết nối mạng và tài khoản ngân hàng
D. Có tài khoản thanh toán và đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử 
Câu 20: Để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tài khoản khi gửi tiết kiệm online, bạn phải bảo mật:
A. Chỉ tên đăng nhập
B. Tên đăng nhập, mã khóa bí mật, OTP
C. Mã khóa bí mật, số điện thoại, CMND/căn cước công dân
D. Chỉ cần bảo mật mã OTP 
Câu 21: Để đảm bảo an toàn, bảo mật khi gửi tiết kiệm online, bạn không nên:
A. Thay đổi mật khẩu theo định kỳ hoặc khi bị lộ, nghi bị lộ
B. Không dùng máy tính công cộng để truy cập, thực hiện giao dịch Internet Banking
C. Lưu lại tên đăng nhập và mật khẩu trên các trình duyệt web
D. Thoát khỏi ứng dụng ngân hàng điện tử khi không sử dụng 
Câu 22: Khi cần tra cứu tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng, bạn không nên:
A. Gọi điện tới hotline ngân hàng và làm theo hướng dẫn
B. Nhờ người tới ngân hàng để tra cứu hộ
C. Sử dụng ứng dụng Mobile Banking để tra cứu
D. Tới quầy giao dịch ngân hàng và làm theo hướng dẫn 
Câu 23: Đồng nghiệp của bạn muốn gửi tiết kiệm nhưng không có nhiều thời gian, bạn có thể khuyến họ:
A. Gửi tiền tiết kiệm qua ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động
B. Chuyển khoản tiền cho nhân viên ngân hàng trước, nhận sổ sau
C. Nhờ nhân viên ngân hàng hoặc người khác gửi tiền hộ
D. Tất cả các đáp án trên 
Câu 24: Khi bị mất sổ tiết kiệm, bạn nên thông báo ngay đến:
A. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
B. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
C. Ngân hàng mà bạn gửi tiền gửi tiết kiệm
D. Cơ quan công an 

Tác giả: nganhang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
https://www.sbv.gov.vn/
https://cic.org.vn/
https://thoibaonganhang.vn
Hệ thống các tổ chức tín dụng
http://vnubw.org.vn/
http://vandongxahoi.mattran.org.vn/
Chuyển đổi số cho người dân
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Zalo Bộ Nội vụ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay3,916
  • Tháng hiện tại268,243
  • Tổng lượt truy cập8,677,526
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down