Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam -
Thời gian đăng: 25/07/2024
Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Thông tư quy định về giám sát và thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Thông tư Quy định về hoạt động tư vấn của tổ chức tin dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Thông tư Quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
Tham dự Hôị thảo có hơn 200 đại biểu đến từ một số đơn vị, Vụ, Cục thuộc NHNN, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng đại diện NAPAS, các ngân hàng thương mại, fintech, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ và tài chính...
Hội thảo gồm 2 phiên tham luận và thảo luận. Tại phiên tham luận, đại diện cơ quan chức năng và các chuyên gia sẽ trình bày: Mở rộng kết nối phát triển hệ sinh thái thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng; Xu hướng chuyển dịch sang mô hình kinh doanh ngân hàng mở - Open Banking; Đảm bảo an ninh, an toàn trong giao dịch ngân hàng điện tử.
Phiên thảo luận với chủ đề Open banking và những vấn đề cần giải quyết, tập trung vào 6 nhóm vấn đề: (i) Xu hướng thị trường đối với Open banking; (ii) Lợi ích và chia sẻ lợi ích giữa các chủ thể tham gia; (iii) Sự cần thiết phải có chuẩn chung Open banking; (iv) Tính cấp thiết của việc phải có đơn vị quản lý chung (Hub) trong việc xây dựng, vận hành tiêu chuẩn chung Open banking; (v) Vai trò của cơ quan quản lý và hành lang pháp lý; (vi) Nhận diện rủi ro và cách phòng chống.
Ngân hàng chuyển đổi số với tốc độ "chóng mặt"
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Đào Quang Bính - Tổng thư ký Toà soạn, kiêm Tổng Giám đốc Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy nhấn mạnh, thời gian qua, ngành Ngân hàng không chỉ chứng tỏ vị thế vai trò tin cậy của mình với nền kinh tế mà còn dẫn đầu khi tiếp cận với các xu thế quản lý, kinh doanh hiện đại của thế giới. Ngân hàng là ngành nắm giữ huyết mạch của nền kinh tế, quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành Ngân hàng sẽ là động lực thúc đẩy số hoá nền kinh tế một cách nhanh chóng. Bùng nổ mạnh mẽ trên thế giới, cuộc cách mạng 4.0 bằng nhiều cách khác nhau đã thẩm thấu vào Việt Nam. Quá trình tiếp cận xu hướng này ở ngành Ngân hàng khá nổi trội và với tốc độ chóng mặt.
"Trong 2 năm gần đây, rất nhiều ngân hàng đã chủ động chuyển dịch mô hình kinh doanh từ truyền thống sang xu hướng giao tiếp với khách hàng bằng các cửa sổ trực tuyến, xoá bỏ ngăn cách không gian, thời gian và bối cảnh vật lý. Đây chính là cơ sở để ngành Ngân hàng tiến xa hơn trong quá trình chuyển đổi sang ngân hàng mở/Open Banking một cách toàn diện, mạnh mẽ và nhanh chóng”, lãnh đạo Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy nói.
Toàn cảnh Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết, Thống đốc ký Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 phê duyệt "Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", trong đó mục tiêu xuyên suốt lấy sự trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm, thước đo duy nhất cũng là khách hàng, dịch vụ dành cho khách hàng. Bên cạnh đó, có hai giải pháp được đưa lên hàng đầu, đó là cơ sở pháp lý và hạ tầng để kết nối.
“Chuyển đổi số của ngành Ngân hàng là khách hàng sử dụng được tất cả các dịch vụ ngân hàng trên chiếc điện thoại di động một cách liền mạch. Về khía cạnh kỹ thuật, chuyển đổi số là sự kết nối, tích hợp của các thực thể, các tổ chức, cá nhân trong xã hội”, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh.
Ngành Ngân hàng đã tiếp cận, nghiên cứu về ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 phục vụ chuyển đổi số từ khá sớm. Một trong những công nghệ đột phá gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép kết nối chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) đã được một số ngân hàng Việt Nam nghiên cứu, triển khai ứng dụng vào hoạt động thanh toán, nhận biết khách hàng điện tử, cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính sáng tạo.
Theo Phó Thống đốc, Open Banking – Open API là một lĩnh vực mới cả về yếu tố kỹ thuật và pháp lý không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Các thách thức, khó khăn khi triển khai Open API không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn là thay đổi nhận thức và thay đổi khung pháp lý. Việc triển khai thành công khung pháp lý cho Open API sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng Fintech cung cấp các dịch vụ sáng tạo mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng theo kịp với sự phát triển trên toàn thế giới về cung cấp dịch vụ ngân hàng.
Phó Thống đốc mong muốn, tại Hội thảo này, các diễn giả sẽ chia sẻ cụ thể hơn về mô hình đang triển khai, kinh nghiệm tổ chức kết nối, đặc biệt là làm rõ nội hàm Open Banking và Open API, cái gì thuộc phạm trù của cái gì, mối quan hệ giữa Open Banking và Open API. Bởi, khi chúng ta làm rõ câu chuyện đó thì không còn câu chuyện sai về nội hàm của vấn đề.
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết, 72,3% tổ chức tín dụng (TCTD) đã và đang dự tính triển khai các API, trong đó 47,6 % đã xây dựng các API để cho các bên thứ ba kết nối; khoảng 65% các TCTD sẵn sàng triển khai Open API, trong đó trên 30% TCTD có mức độ sẵn sàng cao đối với Open API. Nhiều TCTD đã xây dựng các API cho phép các bên thứ ba kết nối, triển khai API Portal để các đối tác có thể kết nối vào hệ sinh thái ngân hàng. Nhiều nhà cung cấp giải pháp ứng dụng open API.
Trao đổi kinh nghiệm sau gần 7 năm xác định hướng đi và lộ trình triển khai Open Banking, ông Trần Công Quỳnh Lân - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cho biết, năm 2017 ngân hàng đã triển khai API Gateway, kết nối API với các đối tác ví điện tử. Đến năm 2022, ngân hàng đã triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt cho các bệnh viện, trường học, nộp thuế trực tuyến từ ứng dụng Etax, đặc biệt đến năm 2023, triển khai dịch vụ thanh toán taxi từ ứng dụng đối tác thứ 3, trả nợ, tất toán khoản vay, chi lương theo lô… Hiện mỗi tháng có trên 55 triệu giao dịch tài chính được thực hiện qua nền tảng có ứng dụng API.
Đại diện VietinBank cũng chia sẻ, trong quá trình triển khai còn một số vấn đề như: Hiện chưa có quy định hướng dẫn về điều kiện pháp lý để có thể sử dụng API của ngân hàng; chưa có đơn vị thẩm định, chứng nhận, cấp phép và kiểm tra các bên thứ 3 được cấp phép sử dụng Open API của ngân hàng...
Mở đường để ngành Ngân hàng chuyển dịch sang ngân hàng mở
Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết, NHNN sẽ rà soát, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) các nội dung về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, bảo mật thông tin, dữ liệu khách hàng, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát việc ứng dụng công nghệ, cung ứng sản phẩm dịch vụ và triển khai mô hình kinh doanh mới; trình Chính phủ Dự thảo Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (Sandbox)..; nghiên cứu, xây dựng Thông tư về Open API và rà soát sửa đổi, ban hành các quy định về hoạt động thanh toán; giao dịch điện tử và an ninh an toàn bảo mật, biệnpháp xác thực giao dịch; tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn dữ liệu... Đồng thời, cần tiếp tục nâng cấp phát triển, tăng cường tính an toàn bảo mật và khả năng tích hợp kết nối của các hạ tầng công nghệ của toàn Ngành; hệ thống thông tin tín dụng CIC; khuyến khích các TCTD, trung gian thanh toán nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin và xây dựng, phát triển API mở và kết nối với các đối tác để cung ứng sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích. Triển khai hiệu quả và đồng bộ hệ thống phòng, chống tấn công mạng; đẩy mạnh truyền thông để hướng dẫn khách hàng hiểu rõ về quy trình thực hiện,bảo mật thông tin và nhận biết để phòng, tránh những rủi ro lừa đảo, gian lận..; tăng cường cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các bên để kịp thời hỗ trợ xử lý những vướng mắc, sự cố phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Ông Trần Quang Hưng - Phó Cục tưởng Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông thì cho rằng, cơ sở hạ tầng tài chính của các tổ chức tài chính, ngân hàng, bao gồm hệ thống thanh toán và trang web, phải được bảo vệ an toàn, không bị gián đoạn, gây ảnh hưởng đến người dùng và được thiết kế để có khả năng phục hồi nhanh nhất ngay cả khi có sự cố xảy ra; các ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thông tin và triển khai đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần hợp tác mật thiết với các cơ quan chức năng, cơ quan chính phủ và các bên liên quan khác về an toàn thông tin, tạo thành một mạng lưới tin cậy để cùng nhau hợp lực đối phó với các thách thức và tận dụng cơ hội trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh chuyển đổi số để bứt phát phát triển.
Theo Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, nếu thiết kế Open API và Open Banking thì sẽ kết nối liên thông, giao dịch của khách hàng liền mạch, để làm được điều đó, có rất nhiều việc phải làm. Về mặt kỹ thuật, muốn cho chuyển đổi số phát triển được, ngành Ngân hàng phải kết nối với được tất cả các ngành kinh tế. Điều đó có nghĩa, các kiến thức về Open Banking, Open API không chỉ áp dụng cho ngành Ngân hàng mà còn phải được áp dụng trong tất cả nền kinh tế. Điều này đòi hỏi tất cả các ngành đều phải hiểu và cùng chuyển đổi.
Hà My
Nguồn tin: Cập nhật 15:02 thứ Hai, ngày 11/12/2023/sbv.gov.vn:
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Ý kiến bạn đọc