Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
vào đây
!
Trang nhất
Giới thiệu
Lịch sử phát triển
Chức năng, nhiệm vụ
Sơ đồ tổ chức
Cơ cấu tổ chức
Mạng lưới ngân hàng
Tin tức - Sự kiện
Tin tức - Sự kiện
Tin hoạt động ngân hàng
Chính sách hỗ trợ
Chính sách hỗ trợ của NHNN
Chính sách hỗ trợ của tỉnh
Hoạt động khác
Đảng
Công đoàn
Hoạt động đoàn thể
Văn bản
Văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành
Văn bản chỉ đạo, điều hành NHNN Việt Nam
Văn bản UBND tỉnh
Văn bản NHNN Chi nhánh tỉnh
Hỏi đáp
Các câu hỏi thường gặp
Gửi câu hỏi
Liên hệ
Phát động phong trào thi đua đặc biệt toàn ngành Ngân hàng
Chương trình Gặp gỡ Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lai Châu tổ chức Ngày Pháp luật năm 2024
Trao tặng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo
Hội nghị công bố các quyết định về công tác nhân sự Giám đốc Ngân hàng BIDV Chi nhánh Lai Châu
Thứ tư, 04/12/2024, 10:47
Trang nhất
Chính sách hỗ trợ
NHNN Việt Nam ban hành Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02 tháng 4 năm 2021
Thứ tư - 28/04/2021 03:33
3.341
0
Ngày 02/4/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam ký ban hành Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó:
* Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Thông tư số 03/2021/TT-NHNN quy định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ của khoản nợ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện 8 điều kiện.
Một là, phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
Hai là, phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 31/12/2021.
Ba là, số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ thuộc một trong các trường hợp: số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận; số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 29/3/2020; số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/1/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021.
Bốn là, được TCTD đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.
Năm là, khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và TCTD đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.
Sáu là, TCTD không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.
Bảy là, thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày TCTD thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Tám là, việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 31/12/2021.
* Về miễn, giảm lãi, phí
TCTD quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 31/12/2021 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này thực hiện đến ngày 31/12/2021.
* Giữ nguyên nhóm nợ và phân loại nợ
TCTD được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ trong hoạt động của TCTD tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/1/2020 đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/01/2020 thuộc diện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, bao gồm cả phần dư nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và điều chỉnh nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 29/3/2020.
TCTD được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của TCTD đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/1/2020 đến trước ngày 10/6/2020 theo quy định của Thông tư.
Đối với số dư nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ còn trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại, TCTD không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ trong hoạt động của TCTD.
Đối với số dư nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ bị quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại mà không được TCTD tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này, TCTD phải thực hiện phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ trong hoạt động của TCTD.
Đối với số lãi phải thu của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) theo quy định tại Thông tư này, kể từ ngày được cơ cấu lại, TCTD không hạch toán thu nhập (dự thu) mà theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với TCTD.
Kể từ ngày 1/1/2024, TCTD căn cứ quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ trong hoạt động của TCTD để phân loại đối với toàn bộ dư nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng, bao gồm cả số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư.
* Chính thức áp dụng lộ trình trích lập dự phòng 3 năm
Thông tư số 03/2021/TT-NHNN còn bổ sung quy định về trích lập dự phòng rủi ro.
TCTD thực hiện trích bổ sung dự phòng cụ thể như sau: đến thời điểm 31/12/2021, tối thiểu 30% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung; đến thời điểm 31/12/2022, tối thiểu 60% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung; đến thời điểm 31/12/2023, 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.
Kể từ ngày 1/1/2024, TCTD căn cứ quy định của Ngân hàng Nhà nước về trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD để trích lập dự phòng rủi ro đối với toàn bộ dư nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng, bao gồm cả số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư.
Thông tư số 03/2021/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 17/5/2021.
File đính kèm
Tập tin :
tt-03.pdf
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới
Sắp xếp theo bình luận cũ
Sắp xếp theo số lượt thích
Bạn cần đăng nhập với tư cách là
Thành viên chính thức
để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Agribank miễn 100% phí dịch vụ chuyển tiền trong nước
(25/05/2021)
BIDV đồng hành cùng ngành Y chung tay vượt đại dịch
(12/08/2021)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông thư số 01/2020/TT-NHNN
(08/09/2021)
Agribank Lai Châu tiếp tục điều chỉnh giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn
(12/09/2021)
Triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn tỉnh Lai Châu
(12/08/2022)
Gần 3000 hộ gia đình, cá nhân được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP
(12/08/2022)
Agribank cho vay tiêu dùng ưu đãi đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước
(16/06/2023)
Mức lãi suất của các Ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2021 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở
(24/12/2020)
Mức lãi suất cho vay ưu đãi của tổ chức tín dụng được chỉ định đối với khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
(24/12/2020)
Tăng cường hiệu quả tín dụng ngân hàng để tháo gỡ khó khăn
(25/02/2020)
Liên kết
Thống kê truy cập
Đang truy cập
23
Hôm nay
6,607
Tháng hiện tại
27,081
Tổng lượt truy cập
8,753,190
Bạn đã không sử dụng Site,
Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập
. Thời gian chờ:
60
giây