Triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Thứ sáu - 12/08/2022 02:43 1.843 0
Thực hiện Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án 689), Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã ban hành Kế hoạch số 2596/KH-UBND để triển khai, chỉ đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh đặt mục tiêu giữ vững sự ổn định, an toàn và hướng tới sự phát triển bền vững; đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; nâng cao năng lực quản trị, điều hành, năng lực tài chính của các chi nhánh Ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.

Kế hoạch hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trên các lĩnh vực sau:

Giải pháp trong công tác chỉ đạo, quán triệt, triển khai; Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; Nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ thanh tra, giám sát ngân hàng; Tăng cường công tác phối hợp và truyền thông;

Về giải pháp phát triển các chi nhánh Ngân hàng thương mại, chuyển đổi số gắn với đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin trong hoạt động, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra các nội dung cụ thể về: Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh; chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng xanh và bền vững, tăng tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các-bon, tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao, không khuyến khích. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng cho doanh nghiệp và người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen. Chú trọng phát triển, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đổi mới, an toàn, tiện ích đối với khách hàng, tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập. Phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ. Nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ thanh toán. Thường xuyên đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho nhân viên, người dùng, bộ phận chuyên trách về an toàn thông tin; có biện pháp khuyến cáo khách hàng chủ động bảo vệ thiết bị cá nhân, bảo mật thông tin người dùng, nêu cao tinh thần cảnh giác tránh bị lừa đảo.

Về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các Quỹ tín dụng nhân dân, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra các nội dung cụ thể về: Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành, năng lực tài chính; nâng cao chất lượng nhân viên, người lao động; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đảm bảo hoạt động theo đúng mục tiêu, tôn chỉ của loại hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã, nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả, ổn định và bền vững của Quỹ tín dụng nhân dân, phù hợp với nhu cầu, quy mô, địa bàn, mức tăng trưởng kinh tế tại địa phương.

Đặc biệt, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra giải pháp cụ thể về xử lý nợ xấu, bao gồm các nội dung: Các chi nhánh Ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn rà soát, đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo đúng quy định của pháp luật; bổ sung hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; tiếp tục triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan Công an, Tòa án, Thi hành án các cấp trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, nhằm đảm bảo thu hồi tối đa giá trị các khoản nợ. Chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh Ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn trong việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, đặc biệt là hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính ở địa phương để xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm thu hồi nợ; tạo điều kiện để chi nhánh Ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn có thể xử lý nhanh tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu liên quan đến các vụ án đang được xử lý tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật.

Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để triển khai thực hiện Đề án 689./.

Tác giả: Đức Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
https://www.sbv.gov.vn/
https://cic.org.vn/
https://thoibaonganhang.vn
Hệ thống các tổ chức tín dụng
http://vnubw.org.vn/
http://vandongxahoi.mattran.org.vn/
Chuyển đổi số cho người dân
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Zalo Bộ Nội vụ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay6,050
  • Tháng hiện tại252,817
  • Tổng lượt truy cập8,662,100
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down