42/2024/TT-NHNN

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam -

Thời gian đăng: 25/07/2024

lượt xem: 322 | lượt tải:0

40/2024/TT-NHNN

Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thời gian đăng: 25/07/2024

lượt xem: 326 | lượt tải:0

41/2024/TT-NHNN

Thông tư quy định về giám sát và thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thời gian đăng: 25/07/2024

lượt xem: 291 | lượt tải:0

38/2024/TT-NHNN

Thông tư Quy định về hoạt động tư vấn của tổ chức tin dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thời gian đăng: 25/07/2024

lượt xem: 318 | lượt tải:0

39/2024/TT-NHNN

Thông tư Quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thời gian đăng: 25/07/2024

lượt xem: 355 | lượt tải:0

Một số chính sách, kết quả nổi bật của Ngành Ngân hàng hỗ trợ Doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Thứ hai - 06/09/2021 21:57 1.285 0
Thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước quyết tâm thực hiện “Vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội” với phương châm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết và đảm bảo an sinh xã hội. Hệ thống ngân hàng là một trong những ngành vào cuộc rất sớm, thực hiện nhiều giải pháp về chuyên môn để có thể hỗ trợ, ủng hộ cho doanh nghiệp và người dân tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh; cùng với đó, ngành Ngân hàng cũng là một trong những ngành rất quan tâm tới công tác an sinh xã hội và đã có nhiều ủng hộ, hỗ trợ đối với công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Nhiều giải pháp, chính sách đã được NHNN Việt Nam ban hành kịp thời, triển khai quyết liệt để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh như: Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 17/5/2021); Thông tư 04/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 26/2013/TT-NHNN quy định giảm 50% phí giao dịch thanh toán để hỗ trợ doanh nghiệp;… và nhiều chính sách kịp thời khác. Kết quả triển khai một số chính sách, giải pháp nổi bật:

- Chính sách lãi suất: Mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và có xu hướng giảm tiếp tục trong 6 tháng đầu năm 2021 với mức giảm khoảng 0,4%/năm so với tháng 12/2020. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đã thuộc một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức tối đa 4,5%/năm.

- Kết quả hỗ trợ tiếp cận tín dụng: NHNN đã chủ động, tích cực rà soát các cơ chế, chính sách về hoạt động tín dụng theo hướng giảm bớt các thủ tục, giấy tờ nhằm nâng cáo chất lượng hoạt động dịch vụ ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; đồng thời chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình nội bộ để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay. Tín dụng các ngành kinh tế tiếp tục tăng trưởng và có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt tín dụng đối với nhóm ngành thương mại, dịch vụ có mức tăng trưởng 7,21%, cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế và cao hơn nhiều mức tăng của cùng kỳ 2020 (3,57%) cho thấy dấu hiệu phục hồi của khu vực này. Tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên đều có mức tăng trưởng khá, có 03/5 lĩnh vực (xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng tín dụng nền kinh tế, trong đó tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng mạnh (22,57%). Các chương trình tín dụng chính sách theo chủ trương của Chính phủ tiếp tục được NHCSXH triển khai tích cực. Tính đến cuối tháng 6/2021, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 240.518 tỷ đồng, tăng 6,33% so với cuối năm 2020 (Dư nợ tập trung ở một số chương trình: cho vay hộ nghèo đạt 29.092 tỷ đồng, chiếm 12,1% tổng dư nợ; cho vay hộ cận nghèo đạt 35.635 tỷ đồng, chiếm 14,82% tổng dư nợ; cho vay hộ mới thoát nghèo đạt 41.822 tỷ đồng, chiếm 17,39% tổng dư nợ; cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn đạt 42.988 tỷ đồng, chiếm 17,87% tổng dư nợ;..), với hơn 7,9 triệu khách hàng còn dư nợ.

- Kết quả hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN: Đến ngày 26/7/2021, các TCTD đã: (i) cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 198.638 khách hàng với dư nợ 309.147 tỷ đồng; (ii) miễn, giảm, hạ lãi suất cho 787.479 khách hàng với dư nợ 1.395.135 tỷ đồng, lũy kế số tiền lãi đã miễn, giảm cho khách hàng từ 23/01/2020 đến 26/7/2021 là 19.252 tỷ đồng (trong đó số tiền lãi đã miễn giảm thực tế là 14.555 tỷ đồng, số tiền lãi sẽ miễn giảm theo cam kết là 4.697 tỷ đồng; (iii) cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt 4.042 tỷ đồng cho 525.401 khách hàng. Riêng Ngân hàng CSXH đến 26/7/2021 đã thực hiện gia hạn nợ cho 191.235 khách hàng với dư nợ 4.723 tỷ đồng, cho vay mới đối với 3.192.080 khách hàng với số tiền 118.103 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, NHNN Việt Nam sẽ tiếp tục điều chỉnh Thông tư 01 và Thông tư 03 theo hướng rõ ràng hơn cả về thời điểm được cơ cấu cũng như kéo dài thời hạn được phép cơ cấu các khoản nợ cho các doanh nghiệp. Chính sách mới cũng hướng tới phù hợp với thực trạng, từng đối tượng, loại hình, ngành nghề doanh nghiệp khác nhau để đưa ra mức độ cơ cấu phù hợp; từ đó, không ảnh hưởng đến sự ổn định của từng TCTD cũng như hệ thống ngân hàng trong tương lai cả ngắn hạn và trung hạn.

- Kết quả tái cấp vốn cho Ngân hàng CSXH để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc đối với người lao động

          Cho vay trả lương ngừng việc cho người lao động theo Nghị quyết 42/NQ-CP, Nghị quyết 154/NQ-CP: Đến ngày 31/01/2021 (thời điểm ngừng giải ngân theo quy định), NHNN đã giải ngân cho NHCSXH với tổng số tiền 42,9 tỷ đồng và NHCSXH đã cho vay trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố với số tiền 41,82 tỷ đồng đối với 245 người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho 11.276 người lao động. Đến ngày 31/7/2021, tổng dư nợ NHCSXH cho vay theo chương trình còn 38,08 tỷ đồng.

         Cho vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP: Thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã ban hành Thông tư số 10/2021/TT-NHNN ngày 21/7/2021 quy định về tái cấp vốn đối với NHCSXH theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Đến ngày 04/8/2021, NHNN đã giải ngân tái cấp vốn cho NHCSXH là 99,81 tỷ đồng và NHCSXH đã cho vay trên địa bàn 24 tỉnh, thành phố với số tiền 99,78 tỷ đồng đối với 116 người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất cho 28.115 lao động.

- Miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán: Thực hiện chỉ đạo của NHNN, Napas và các TCTD đã 03 lần thực hiện giảm phí giao dịch thanh toán điện tử cho khách hàng. Lần 1: Giảm phí dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng có giá trị nhỏ (từ 500.000 VND trở xuống), áp dụng từ ngày 25/02/2020. Lần 2: điều chỉnh giảm phí dịch vụ đối với phí dịch vụ thanh toán cho các món thanh toán có giá trị từ 500.001-2.000.000 VND cho khách hàng và giảm giá sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng với khách hàng, thời gian thực hiện từ ngày 25/3/2020 đến hết ngày 31/12/2020. Ước tính tổng số phí mà các TCTD giảm cho khách hàng trong năm 2020 cho cả 02 lần giảm phí khoảng: 1.004 tỷ đồng (trong đó lần 1 là 517 tỷ đông và lần 2 là 487 tỷ đồng). Lần 3: thực hiện giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử tương đương với mức giảm của NHNN theo Thông tư 19/2020/TT-NHNN, áp dụng từ ngày 01/01-30/6/2021.

- Công tác an sinh xã hội và phòng, chống Covid-19: Trong năm 2020, tổng an sinh xã hội toàn ngành Ngân hàng khoảng 1.700 tỷ đồng, trong đó ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 là 300 tỷ đồng. Tiếp trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng an sinh xã hội toàn ngành đạt khoảng 2.385,9 tỷ đồng, trong đó ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 là 1.668,9 tỷ đống, riêng ủng hộ Quỹ vắc xin phòng Covid-19 là 774.9 tỷ đồng.

- Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, sản xuất, xuất khẩu lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Đến cuối tháng 7/2021 dư nợ ngành lúa gạo tại ĐBSCL đạt 74.139 tỷ đồng, tăng 15,45%, chiếm 51,25% dư nợ lúa gạo toàn quốc. Từ đầu năm 2021 tới nay, các tổ chức tín dụng tại ĐBSCL đã cấp hạn mức tín dụng khoảng 56.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp, thương nhân thu mua, tạm trữ lúa gạo, đã giải ngân với tổng doanh số lũy kế 93.000 tỷ đồng để thu mua gần 7,3 triệu tấn gạo. Dư nợ thu mua, tiêu thụ đến cuối tháng 8/2021 ước đạt 51.500 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm 2020, chiếm 92% hạn mức được cấp./.
 

Nguồn tin: Trích nguồn tại công văn số 6227/NHNN-TTh ngày 31.8.2021 của Vụ truyền thông, NHNN Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
https://www.sbv.gov.vn/
https://cic.org.vn/
https://thoibaonganhang.vn
Hệ thống các tổ chức tín dụng
http://vnubw.org.vn/
http://vandongxahoi.mattran.org.vn/
Lịch sử 120 năm hình thành, phát triển tỉnh Đắk Lắk
Chuyển đổi số cho người dân
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Zalo Bộ Nội vụ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay15,402
  • Tháng hiện tại319,410
  • Tổng lượt truy cập7,981,559
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down