42/2024/TT-NHNN

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam -

Thời gian đăng: 25/07/2024

lượt xem: 323 | lượt tải:0

40/2024/TT-NHNN

Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thời gian đăng: 25/07/2024

lượt xem: 327 | lượt tải:0

41/2024/TT-NHNN

Thông tư quy định về giám sát và thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thời gian đăng: 25/07/2024

lượt xem: 291 | lượt tải:0

38/2024/TT-NHNN

Thông tư Quy định về hoạt động tư vấn của tổ chức tin dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thời gian đăng: 25/07/2024

lượt xem: 319 | lượt tải:0

39/2024/TT-NHNN

Thông tư Quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Thời gian đăng: 25/07/2024

lượt xem: 356 | lượt tải:0

Nhiều kết quả ấn tượng trong lĩnh vực thanh toán

Thứ hai - 08/01/2024 23:20 833 0
Sáng 9/1, NHNN tổ chức Hội nghị chuyên đề công tác thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc NHNN chủ trì Hội nghị. Cùng dự có Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng.



77,41% người trưởng thành có tài khoản thanh toán

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng nhận định, thời gian qua, công tác thanh toán đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Nếu như ở giai đoạn 2015-2017, báo cáo của World Bank (WB) cho thấy Việt Nam có 31% người trưởng thành có tài khoản thanh toán thì đến nay, con số này đã tăng lên 77,41%. Nhiều ngân hàng báo cáo trên 90% giao dịch được thực hiện trên kênh số, có ngân hàng đạt tỷ lệ tới 98%.

Về số lượng giao dịch, nếu như năm 2019, hệ thống thanh toán bù trừ có khoảng 700 triệu giao dịch, là một con số mơ ước thời điểm đó thì đến 2023, số lượng giao dịch đã đạt 7 tỷ giao dịch, gấp 10 lần so với năm 2019, thể hiện nỗ lực tăng trưởng vượt bậc, là thành quả từ các chính sách của NHNN, quyết tâm của NHTM.

Nhiều kết quả ấn tượng trong lĩnh vực thanh toán
Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị

Theo Phó Thống đốc, nếu như năm 2017, chỉ một vài ngân hàng có mobile banking thì hiện nay tất cả giao dịch đều thực hiện trên mobile, đem đến sự giao tiếp hoàn toàn khác cho người dùng. Trước kia, giao dịch ngân hàng chỉ đơn thuần trong lĩnh vực ngân hàng thì giờ đây, người dùng thông qua app ngân hàng đã có thể đặt vé máy bay, chọn chỗ ngồi, đặt taxi, đóng tiền điện, nước… cho thấy sự tích hợp của ngành Ngân hàng và các ngành kinh tế khác đã ở mức độ rất cao.

Thông tin cụ thể hơn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN Phạm Anh Tuấn cho biết, thời gian qua, thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chỉ đạo các TCTD nỗ lực triển khai thực hiện và đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, thanh toán thông suốt, an toàn cho tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.

Cụ thể, NHNN đã trình Chính phủ ban hành và tổ chức triển khai các Đề án, Chương trình, Kế hoạch nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời nghiên cứu ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động thanh toán..

Nhiều kết quả ấn tượng trong lĩnh vực thanh toán
Toàn cảnh Hội nghị

Đặc biệt, trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch Covid-19, NHNN đã ban hành nhiều chính sách giảm phí dịch vụ thanh toán để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, trước yêu cầu của thực tiễn và nhằm góp phần thúc đẩy chuyển đổi số theo định hướng của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chủ động nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung và ban hành các quy định nhằm tạo thuận lợi cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên ứng dụng công nghệ, mang lại tiện ích an toàn cho khách hàng.

Có thể kể đến như hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ngân hàng bằng phương thức điện tử (eKYC) cho phép khách hàng có thể tiếp cận sử dụng dịch vụ thanh toán toàn trình trên kênh điện tử mà không cần gặp mặt, đến phòng giao dịch ngân hàng; hay phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về triển khai dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money).

Về hạ tầng phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là thanh toán điện tử luôn được được chú trọng đầu tư nhằm nâng cao chất lượng, năng lực xử lý, đảm bảo an ninh, an toàn, bổ sung tiện ích, dịch vụ theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ, phục vụ tốt hơn nhu cầu của các thành viên trong xu thế số hóa dịch vụ sâu rộng.

Với những nỗ lực trên, thanh toán qua Internet, Mobile và phương thức QR Code tăng trưởng nhanh, đến nay đã có 85 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 52 tổ chức thực hiện qua Mobile. Tăng trưởng về số lượng giao dịch thanh toán qua Internet và Mobile bình quân qua các năm lần lượt đạt mức 46,48%, 90,12%; riêng thanh toán qua QR Code, từ năm 2018 đến nay, tăng trưởng về số lượng giao dịch qua QR Code bình quân năm đạt 471,13%.

Hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ số của ngành Ngân hàng với nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện lợi được kết nối liên thông, tích hợp liền mạch, xuyên suốt với các ngành, lĩnh vực khác. Các dịch vụ trên cổng dịch vụ công quốc gia, dịch vụ dân sinh như thanh toán điện, nước, viễn thông, y tế, giáo dục, hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử, dịch vụ gọi xe, đặt nhà hàng, tour du lịch trên các nền tảng số,... đều đã được đưa lên hoặc kết nối với ứng dụng di động của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ Mobile Money. Từ đó, cho phép người dân, doanh nghiệp giao dịch mua bán, thanh toán an toàn, thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chi phí ngay trên ứng dụng, nền tảng số quen thuộc hàng ngày.

Ngành điện, viễn thông, cấp thoát nước và nhiều địa phương đã đẩy mạnh hoạt động chấp nhận phương thức thanh toán số trên các nền tảng số cũng như tại các địa điểm vật lý như khu phố thương mại, chợ truyền thống, chợ vùng cao... qua đó cho phép người bán, tiểu thương, người dân giảm rủi ro, tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch.

Đảm bảo an ninh, an toàn - “cốt lõi” trong hoạt động thanh toán

Theo Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, khi số lượng khách hàng tăng, giao dịch tăng cả số lượng và chất lượng, kết nối phức tạp cũng đặt ra nhiều thách thức đối với việc quản lý và đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán. Cụ thể, đó là việc tăng trưởng số lượng tài khoản đi kèm vấn nạn sử dụng giấy tờ giả để mở tài khoản thanh toán, hay việc nhiều cá nhân mở tài khoản rồi bán lại cho người khác sử dụng, các giao dịch bất hợp pháp… Bên cạnh đó, còn là các nguy cơ mất an ninh, an toàn hệ thống. Theo Phó Thống đốc, khi nhiều ngân hàng đã chạm mức hơn 25 triệu khách hàng - một con số mơ ước của nhiều quốc gia, thì việc đảm bảo an toàn sẽ càng quan trọng hơn.

Về vấn đề này, ông Phạm Anh Tuấn cho biết, NHNN đã tích cực phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện nhiều biện pháp để góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro gian lận, lừa đảo và mất an ninh an toàn thanh toán. Đơn cử như nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung và xây dựng hoặc tham mưu để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chú trọng yêu cầu về bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động thanh toán trên môi trường số; ban hành các văn bản chỉ đạo, khuyến nghị, cảnh báo toàn Ngành về tăng cường phòng, chống, ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động thanh toán nói chung và hoạt động mở, sử dụng tài khoản thanh toán/thẻ ngân hàng nói riêng…

Nhiều kết quả ấn tượng trong lĩnh vực thanh toán
Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN trình bày báo cáo tại Hội nghị

Ngoài ra, NHNN cũng tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán để phát hiện xử lý các vi phạm, chấn chỉnh các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nghiêm túc chấp hành các quy định của NHNN và pháp luật liên quan, đảm bảo an toàn hoạt động thanh toán, an toàn tài sản cho khách hàng.

Đặc biệt, thời gian qua, NHNN đã ban hành, triển khai Kế hoạch phối hợp số 01/KHPH-BCA-NHNN về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06/QĐ-TTg giữa Bộ Công an và NHNN; định kỳ hàng hàng tổ chức họp với tất cả tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, C06 và các đơn vị liên quan để cập nhật tình hình triển khai, giải đáp vấn đề phát sinh và đốc thúc tiến độ thực hiện, đặc biệt là tiến độ thực hiện nhiệm vụ về làm sạch dữ liệu khách hàng, khai thác dữ liệu căn cước công dân gắn chip và sử dụng tài khoản VneID trong xác minh thông tin nhận biết khách hàng,… trong mở, sử dụng tài khoản thanh toán/thẻ ngân hàng.

Gần đây nhất, NHNN đã ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 về triển khai các giải pháp an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2024), trong đó quy định yêu cầu đối chiếu xác thực sinh trắc học khách hàng với dữ liệu căn cước công dân gắn chip, tài khoản VNeID,... theo các hạn mức giao dịch quy định. NHNN cũng thường xuyên tổ chức triển khai công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục tài chính, góp phần phổ biến kiến thức, kỹ năng sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán an toàn..

Nhóm PV - ảnh: Hoàng Giáp

Nguồn tin: Cập nhật 11:20, thứ Ba, ngày 09/01/2024/thoibaonganhang.vn:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
https://www.sbv.gov.vn/
https://cic.org.vn/
https://thoibaonganhang.vn
Hệ thống các tổ chức tín dụng
http://vnubw.org.vn/
http://vandongxahoi.mattran.org.vn/
Lịch sử 120 năm hình thành, phát triển tỉnh Đắk Lắk
Chuyển đổi số cho người dân
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng
Zalo Bộ Nội vụ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay15,402
  • Tháng hiện tại319,816
  • Tổng lượt truy cập7,981,965
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down